Lớp da tay thường rất mong manh, mềm mại nhưng lại phải thường xuyên tiếp xúc với mọi vật dụng, mọi công việc trong mọi điều kiện nhiệt độ. Tệ hại hơn nếu bạn để tay trần liên tục tiếp xúc với nước, các chất tẩy rửa gây hại, kết quả là lớp da tay sẽ trở nên thô ráp, dễ bị bong tróc trông rất mất gợi cảm.
Cũng vì điều này mà bộ móng sẽ có xu hướng bị mềm hơn, dễ gãy, vỡ và khó có thể bảo toàn được dáng vẻ mà bạn đã chỉnh sửa. Để hạn chế tối đa những tác nhân gây hại này, tốt nhất bạn nên sắm một đôi găng tay cao su và đừng quên mang nó khi làm việc nhà.
Đối xử thô bạo với bộ móng
Bạn sẵn sàng dùng móng tay để “đối đầu” với những vật cứng, nhọn, sắc hay dùng dao cạo để “tẩy trang” lớp sơn móng cũ… đó là những hành động thô bạo hãm hại bộ móng. Nếu muốn thay đổi sơn móng khi màu sơn cũ vẫn còn “vương vấn” trên bộ móng thì tốt nhất hãy dùng hỗn hợp tẩy sơn móng chuyên dụng để làm sạch, sau đó dùng chổi nhỏ cọ sạch, nếu chưa kịp sơn lại cần xoa lên móng kem giữ ẩm để móng không bị khô, giòn.
Lạm dụng sơn móng
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thường xuyên sơn móng tay bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị ung thư da, dị tật thai nhi cũng như sảy thai với bà bầu. Đặc biệt những người sơn móng sẽ có nguy cơ bị viêm da, dị ứng và vàng móng hơn so với những người không có thói quen này.
Nếu bạn là một “tín đồ” của việc sơn móng thì cần nhớ phải chọn những loại nhũ sơn móng đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và cần kiểm tra hạn sử dụng trước khi sử dụng. Thận trọng hơn nếu bạn là người có nguy cơ dễ bị dị ứng thì nên thử phản ứng trước khi lựa chọn sơn móng. Tuyệt đối không sơn móng khi vùng xung quanh móng bị mắc bệnh hay đang bị tổn thương. Cũng đừng nên sơn móng thường xuyên, hãy để cho bộ móng có thời gian nghỉ ngơi và hô hấp khoảng 1 - 2 tháng.
Cắn móng tay
Móng và vùng da móng rất dễ bị xước, chảy máu hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hơn nữa, bộ móng cũng khó có thể giữ được dáng của nó, thay vào đó sẽ là một bộ móng nham nhở và xù xì nếu bạn cắn móng tay.
Nên bằng nhiều cách để từ bỏ tật cắn móng tay nếu không muốn đôi bàn tay trở thành “chướng ngại vật” với bạn. Một số gợi ý dành cho bạn như thường xuyên đeo găng tay, nhai kẹo không đường để quên đi thói quen xấu.
Cắt da móng
Nhiều người thường có thói quen cắt da ở những góc móng, với hi vọng có thể loại bỏ những vùng da khô, da thừa hay da sần sùi. Đặc biệt những người có thói quen sơn móng thì việc cắt da móng diễn ra thường xuyên hơn.
Thế nhưng lớp da mà bạn muốn “tống khứ” này hay còn gọi là lớp cutin lại không phải “kẻ vô dụng”, ngược lại nó có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn và nấm gây nhiễm trùng móng. Hơn thế nữa, nếu bất cẩn trong việc cắt da móng thì vùng da nơi đây sẽ rất dễ bị tổn thương, thậm chí chảy máu.
Vì thế tốt nhất không nên cắt da móng, đặc biệt vùng da góc móng hoặc nếu ít nhất thì cũng không nên cắt quá sát lớp da này, khi cắt cần hết sức cẩn trọng và hãy chắc chắn rằng bạn phải dùng riêng một bộ dụng cụ cắt móng để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh từ những người khác.
Không “ngụy trang” cho đôi bàn tay
Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần ngụy trang để trốn nắng cho mái tóc, làn da là đủ mà lãng quên bộ móng cũng như đôi bàn tay có thể trở thành “nạn nhân” tấn công của ánh nắng.
Nhiệt độ cao của ánh nắng có thể khiến cho bộ móng trở nên giòn dễ gãy, vỡ, điều này đồng nghĩa bộ móng của bạn sẽ nhanh chóng bị giảm tuổi thọ. Còn lớp da tay mong manh cũng vì thế mà sạm đen và cháy nắng.
Cũng thật sai lầm khi có không ít người lựa chọn ánh nắng hoặc máy sấy hay đèn tử ngoại để làm khô lớp nhũ móng nhanh chóng, nhưng đây cũng là thói quen bất lợi cho bộ móng, làm cho “sức khỏe” của bộ móng giảm sút.
Vì thế lời khuyên dành cho bạn là khi sơn móng nên kiên nhẫn để móng khô tự nhiên, không nên tìm cách phơi móng dưới nhiệt độ cao. Cách này vừa hạn chế những tác nhân độc hại mà bạn có thể phải gánh chịu, vừa giúp cho lớp sơn móng bền màu hơn.
Để tránh nắng cho đôi bàn tay thì cần chuẩn bị găng tay trước khi ra ngoài và khi thoa kem chống nắng bạn cần thoa đều lên cả vùng da tay cũng như móng tay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét